Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

BIOPHOTON - Ánh Sáng Sinh Học

Vào năm 1970, một nhà lý sinh lý thuyết (theoretical biophysicist) tại Đại học Marburg ở Đức, Fritzz-Albert Popp, giảng dạy X quang - sự tương tác của bức xạ điện từ (EM) trên các hệ thống sinh học. 

Ông đã kiểm tra hai phân tử gần như giống hệt nhau: benzo [a] pyrene, một hydrocarbon đa vòng, từng được biết đến là một trong những chất gây ung thư nguy hiểm nhất đối với con người , và song sinh của nó Benzo [ e] pyrene (có cấu trúc phân tử khác biệtchút ít so với benzo [a] ). Popp đã chiếu sáng cả hai phân tử với tia cực tím (UV) trong mục đích tìm ra những gì đã làm hai phân tử đó trở nên gần giống với nhau như vậy! 


Tại sao thí nghiệm với ánh sáng tia cực tím?

Popp đã chọn nghiện cứu với ánh sáng tia cực tím.
Sở dĩ thế, vì trước đó, nhà sinh vật học Nga tên Alexander Gurwitsch, trong khi khảo sát củ hành tây vào năm 1923, phát hiện ra rằng: rễ củ hành có thể kích thích một rễ củ hành khác ở cạnh đó, nếu hai rễ cây được đựng trong các chậu thủy tinh bằng thạch anh. Trái lại sẽ không có tương tác gì cả nếu chúng được đặt trong các chậu thủy tinh silic. Ta thấy có sự khác biệt ở đây là silicon lọc bước sóng tia cực tím của ánh sáng trong khi thạch anh thì để tia cực tím đi qua! Gurwitsch đã giả thuyết rằng rễ củ hành có thể giao tiếp với nhau bằng ánh sáng bức xạ của tia cực tím.
anh
Ảnh: Tất cả các rung động của năng lượng là một phần của quang phổ điện từ. Chúng bao gồm năng lượng điện, nhiệt , âm thanh, ánh sáng , sóng radio và sóng phóng Ánh sáng tia cực tím chỉ là một phần nhỏ của quang phổ năng lượng điện từ với bước sóng rất ngắn.

Kết quả những gì Popp phát hiện ra là:
Benzo [a] pyrene (các phân tử tạo ung thư) hấp thụ ánh sáng cực tím, sau đó thay đổi và phát lại ở một tần số hoàn toàn khác - đó là một ánh sáng " Nhiễu loạn” (Scrambler) .
Benzo [ e] pyrene (vô hại đối với con người), cho phép ánh sáng tia cực tím để đi qua nó mà không làm thay đổi ánh sáng này!

Popp lúng túng bởi sự khác biệt này, và tiếp tục thử nghiệm với tia UV và các hợp chất khác. Ông đã thực hiện thử nghiệm của ông trên 37 hóa chất khác nhau, một số gây ung thư, một số không. Sau một thời gian, ông đã có thể tiên đoán được các chất nào có thể gây ung thư. Các hợp chất gây ung thư đều hấp thu ánh sáng tia cực tím, sau đó làm thay đổi hoặc thúc đẩy sự thay đổi tần số tia cực tím đó.
Có một đặc tính kỳ lạ của các hợp chất: mỗi chất gây ung thư chỉ phản ứng với ánh sáng ở một bước sóng cụ thể - 380 nm ( nanomet) trong phạm vi cực tím . Popp tự hỏi tại sao một chất gây ung thư sẽ là một ánh sáng “nhiễu loạn”. Ông bắt đầu đọc các tài liệu khoa học cụ thể về các phản ứng sinh học của con người, và đã xem qua thông tin về một hiện tượng gọi là "sửa chữa quang học”. 

Sửa chữa bằng ánh sáng (Photo-repaire)

Hiện tượng này được biết từ các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm sinh học. Nếu bạn dùng một tia ánh sáng cực tím để hủy diệt 99 phần trăm các tế bào, kể cả DNA của nó, thì bạn vẫn có thể sửa chữa các thiệt hại (gần như hoàn toàn) của các tế bào này chỉ trong một ngày, bằng cách chiếu sáng các tế bào với cùng bước sóng, nhưng với một cường độ yếu hơn nhiều. Như vậy một ánh sang cực tím phá hủy hay sửa chữa tế bào, chỉ khác nhau ở cường độ mà thôi! Cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn không thấu hiểu hiện tượng được gọi là sửa chữa quang học, nhưng không có ai phủ nhận nó.
bệnh khô da xeroderma pigmentosum


Popp cũng biết rằng những bệnh nhân bị bệnh khô da xeroderma pigmentosum (Xơ cứng da tăng sắc tố)] cuối cùng chết vì ung thư da bởi vì hệ thống sửa chữa quang học của họ không thể sửa chữa những hư hỏng do ánh sáng mặt trời. Ông cũng bị ấn tượng bởi thực tế là “sửa chữa quang học” hoạt động hiệu quả nhất tại bước sóng 380 nm – Đây cũng chính là tần số mà các hợp chất gây ung thư có phản ứng để gây nhiễu loạn.

Đến đây, Popp đã có thể thực hiện bước nhảy vọt trong suy luận của mình. Nếu chất gây ung thư chỉ phản ứng với tần số này, nó phải có liên kết với sửa chữa quang học. Nếu vậy, điều này có nghĩa là phải có một số loại ánh sáng trong cơ thể chịu trách nhiệm về sửa chữa quang học. Một hợp chất gây ung thư vì nó khóa (block) ánh sáng này để tạo ra nhiễu loạn, khiến cơ chế sửa chữa quang học không làm việc được nữa. Điều này có vẻ hợp lý, nhưng thực sự nó có đúng hay không? 


Ánh sáng bên trong cơ thể

Popp đã hơi bối rối khi khám phá điều này. Ông đã viết về nó trong một bài báo và một tạp chí y khoa có uy tín đã đồng ý xuất bản nó.
Không lâu sau đó, Popp đã gặp một sinh viên tên là Ruth Bernhard, người nhờ cậy Popp hướng dẫn cho luận án tiến sĩ của mình. Popp nói với Ruth ông sẽ nhận lời, nếu sinh viên này có thể khẳng định rằng ánh sáng được phát ra từ cơ thể con người .
Cuộc kết hợp này là hoàn toàn tình cờ với Popp, vì Ruth vốn là một nhà vật lý thực nghiệm giỏi. Ruth nghĩ ý tưởng của Popp là vô lý, và ngay lập tức bắt tay vào việc thiết bị xây dựng để chứng minh giả thuyết của Popp…là sai!
Trong vòng hai năm, Ruth đã xây dựng một thiết bị giống như một máy dò tia X lớn, trong đó sử dụng một bộ phận làm tăng bội các hạt photon để có thể đếm ánh sáng một cách cụ thể từng photon một. Thậm chí cho đến ngày nay, nó vẫn là một trong những thiết bị tốt nhất trong lĩnh vực này. Máy đã phải rất nhạy để có thể đo lường những tia mà Popp đã tiên lượng là sẽ phát ra rất yếu ớt.
Trong một bộ phim tài liệu cũ được thực hiện trong phòng thí nghiệm tại Viện Quốc tế về Lý Sinh Học, Tiến sĩ Popp mở một cái hộp chỉ to bằng một hộp bánh mì . Ông đặt một cái lá mới cắt còn tươi và một que diêm gỗ trong một hộp nhựa, rồi đặt vào trong một phòng tối được đóng chặt cửa. Ngay sau khi mở thiết bị photo-multiplier, hình ảnh xuất hiện trên một màn hình máy tính. Que diêm có màu đen trong khi ánh sáng màu xanh phát ra từ chiếc lá được nhìn thấy rất rõ ràng.
Tiến sĩ Popp thốt lên: "Bây giờ chúng ta đã biết, con người thực chất là một thực thể của ánh sáng."

Các lá phát xạ ánh sáng của biophoton (bên phải)

Năm 1976, họ đã sẵn sàng cho thử nghiệm đầu tiên với cây dưa chuột. Thiết bị của họ cho thấy các photon, tức sóng ánh sáng, của một ánh sang có cường độ cao đáng ngạc nhiên đã được phát ra từ hột của cây dưa. Để tìm hiểu ánh sáng phải làm gì với một hiệu ứng quang hợp, họ quyết định làm thực nghiệm tiếp theo - với khoai tây – bằng cách trồng cây giống trong bóng tối. Lần này, khi các cây con được đặt trong thiết bị gia bội photon, họ đã ghi nhận được một cường độ ánh sang phát ra cao hơn nữa. Ngoài ra, họ còn thấy các photon trong các hệ thống sống còn hòa điệu hơn những gì họ từng tiên lượng.
Popp đã bắt đầu suy nghĩ về ánh sáng trong tự nhiên. Ánh sáng đã có mặt trong thực vật trong quá trình quang hợp. Khi chúng ta ăn thức ăn thực vật, Popp nghĩ , chúng ta đã đưa các photon vào cơ thể và lưu trữ chúng.
Khi chúng ta ăn bông cải xanh và tiêu hóa nó, nó được chuyển hóa thành carbon dioxide (CO2) và nước, cùng với ánh sáng được lưu trữ từ mặt trời và quá trình quang hợp. Chúng ta trích xuất CO2 và thải bỏ nước, nhưng ánh sáng, một dạng sóng điện từ (electro-magnetic), phải được lưu trữ. Khi đ vào cơ thể, năng lượng của các photon phân tán, rồi phân phối trên toàn bộ phổ (spectrum)  tần số điện từ, từ thấp nhất đến cao nhất.
Năng lượng này là động lực cho tất cả các phân tử trong cơ thể của chúng ta. Trước khi bất kỳ phản ứng hóa học có thể xảy ra, có ít nhất là một điện tử phải được kích hoạt bởi một photon có bước sóng nhất định và có đủ năng lượng .
Các nhà hóa sinh đoạt giải Nobel là Lehninger đề cập đến trong sách giáo khoa của ông rằng một số phản ứng trong tế bào sống xảy ra nhanh hơn khá nhiều so với những gì tương ứng với nhiệt độ 37C. Lời giải thích là dường như cơ thể chúng ta cố tạo ra các phản ứng hóa học qua trung gian các rung động điện từ (biophotons ) 


Ánh sáng (photon) kiểm soát tất cả mọi thứ trong tế bào

 Photon vận hành các quá trình của cơ thể giống như một nhạc trưởng điều phố các nhạc cụ cá nhân thành âm thanh tập thể. Ở các tần số khác nhau, các photon thực hiện các chức năng khác nhau. Popp thấy rằng các phân tử trong các tế bào chỉ  phản ứng với các tần số nhất định, và một loạt các rung động từ các photon gây ra một loạt các tần số trong các phân tử khác của cơ thể.
Lý thuyết này đã được hỗ trợ bởi Tiến sĩ Veljko Veljković hiện đang phụ trách Trung tâm Nghiên cứu đa ngành và Kỹ thuật , Viện Khoa học hạt nhân Vinca. Bà đã dám đặt một câu hỏi làm các nhà sinh học tế bào bối rối mãi mãi:
"Điều gì kích hoạt hàng chục ngàn các loại phân tử khác nhau trong cơ thể để nhận ra mục tiêu cụ thể của chúng?"
Quá trình sống phụ thuộc vào sự tương tác đặc thù giữa các phân tử chọn lọc, và điều đó cũng đúng đối với biến dưỡng cơ bản (basic metabolism) xảy ra ngay ở các trạng thái cảm xúc tinh tế. Nó giống như việc cố gắng để tìm một người bạn trong bóng tối của phòng khiêu vũ rất đông người.

 Hình ảnh thông thường của một tế bào hiện nay được nường tượng như là một túi của các phân tử hòa tan trong nước. Thông qua sự xúc chạm tình cờ - va chạm ngẫu nhiên - những phân tử có hình dạng tương ứng “ổ khóa và chìa khóa” kết hợp với nhau để các phản ứng sinh hóa thích hợp có thể xảy ra. Lý thuyết về mô hình “Ổ khóa và chìa khóa" này hiện nay đã được cải tiến để linh hoạt và thực tế hơn. Đó là cơ chế "gây ra phù hợp '. Giả thuyết cho phép mỗi phân tử có thể tự thay đổi hình dạng một chút để phù hợp tốt hơn sau khi chúng nhận được các liên lạc. Ngoài ra ý tưởng chính (Khóa và Chìa) vẫn giữ nguyên.

Phải giải thích như thế nào khi các enzym có thể nhận ra chất đặc hiệu của chúng, làm thế nào các kháng thể trong hệ thống miễn dịch có thể bám vào những kẻ xâm lược và giải giáp vũ khí của chúng. Nói rộng hơn, đó là cách các protein có thể " cập bến " với các protein đối tác khác nhau, hoặc bám vào axit nucleic cụ thể để kiểm soát biểu hiện của gen , hoặc lắp ráp thành các ribosome loại dùng để giải mã protein, hoặc lắp ráp các tổ hợp đa phân tử sửa đổi các tin nhắn di truyền trong nhiều cách khác nhau. Nhưng với hàng ngàn - thậm chí hàng trăm ngàn phản ứng xảy ra mỗi giây chỉ trong một tế bào này có vẻ đã gạt bỏ cách giải thích bằng lý thuyết "cơ học" ra xa.
Dường như giải thích phù hợp nhất là bằng cách nào đó mỗi phân tử sẽ phát ra một trường điện từ duy nhất có thể "cảm nhận" được những phân tử thích hợp. Nó giống như một "vũ điệu" trong môi trường của các tế bào và các phân tử trong tế bào cùng di chuyển nhịp nhàng với vũ điệu đó. Âm nhạc ở đây được cung cấp bởi các photon sinh học (biophoton).

Các tế bào liên lạc và trao đổi thông tin bằng các biophoton


" Veljkovic và Cosic cho rằng các tương tác giữa các phân tử là điện trong tự nhiên, và tương tác này diễn ra trên một khoảng cách lớn hơn so với kích thước của các phân tử. Cosic sau đó giới thiệu ý tưởng về “tương tác điện từ trường năng động” (dynamic electromagnetic field). Các phân tử nhận ra mục tiêu cụ thể của mình (và ngược lại) bằng cộng hưởng điện từ. Nói cách khác, các phân tử gửi tần số cụ thể của sóng điện từ. Đây là cách không chỉ cho phép chúng "nhìn thấy" và " nghe" lẫn nhau, vì cả hai trạng thái photon và phonon cùng xuất hiện trong sóng điện từ. Chúng không những ảnh hưởng lẫn nhau từ một khoảng cách và thu hút lẫn nhau một cách không thể cưỡng lại được nếu rung động lệch phase "
(Theo The Real Bioinformatics Revolution: Protein and nucleic acids nucleic singing to one another (available report@i-sis.org.uk)

"Có khoảng 100.000 phản ứng hóa học xảy ra trong mọi tế bào trong mỗi giây. Các phản ứng hóa học chỉ có thể xảy ra nếu các phân tử tương ứng được kích thích bởi một photon ... Sau khi kích hoạt một phản ứng, photon lại trở về môi trường cũ của nó và như thế nó lại sẵn sang cho nhiều phản ứng khác nữa ... Như vậy, dường như.chúng ta đang bơi trong một đại dương của ánh sáng."
Popp cho là sự phát xạ biophoton (biophoton emission) đã hình thành một hệ thống truyền thông lý tưởng cho việc chuyển giao thông tin đến nhiều tế bào trên cơ thể. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất vẫn là : nơi được Ánh sáng đã đến từ đâu?

Được biết, khi ethidium bromide được cho vào các mẫu DNA , nó len giữa các cặp cơ bản của chuỗi xoắn kép, khiến cặp chuỗi DNA tách rời ra. Sau khi sử dụng hóa chất, họ đo ánh sáng phát ra từ mẫu. Popp thấy rằng nếu nồng độ ethidium càng lớn , càng có nhiều DNA tách ra và cường độ ánh sang phát ra càng mạnh. Ngược lại, khi sử dụng ethidium ít hơn, ánh sáng cũng phát ra ít hơn.
Popp cũng phát hiện ra rằng DNA có thể gửi một loạt các tần số, một số trong đó dường như có liên quan đến những chức năng nhất định. Nếu DNA lưu trữ ánh sáng này, nó sẽ  phát ra thêm ánh sáng một cách tự nhiên bằng cách giải nén nguồn lưu trữ.

Các nghiên cứu chứng tỏ cho Popp rằng một trong những nguồn quan trọng nhất của ánh sáng và sự phát xạ biophoton là DNA. DNA là như âm thoa bậc thầy của cơ thể. Nó sẽ rung lên một tần số cụ thể và các phân tử nhất định nào đó sẽ rung theo. Ông nói rằng điều này có thể giúp ông tìm ra các mối liên kết còn thiếu trong lý thuyết DNA hiện tại và có lẽ là điều kỳ lạ vĩ đại nhất trong sinh học của con người – Làm thế nào một tế bào duy nhất có thể biến thành một con người hoàn chỉnh!


Các tế bào có thể "nói chuyện" với nhau

Khi bạn bị một vết cắt hoặc vết xước trên da, các tế bào bị tổn thương, bằng cách nào đó, báo hiệu với các tế bào khỏe mạnh xung quanh, để bắt đầu tái tạo bản sao của mình để hàn bít lại chỗ da hở. Khi da trở lại bình thường, một tín hiệu được gửi đến các tế bào để nói với chúng rằng phải ngưng lại qui trình tái tạo. Các nhà khoa học đã rất phân vân về tính chính xác của qui trình này .


Với lý thuyết bức xạ biophoton, Popp tin rằng ông đã có thể trả lời cho vấn đề này. Hiện tượng điều hợp và thông tin liên lạc này chỉ có thể xảy ra trong một hệ thống thống nhất (holistic system) với một nhạc trưởng trung tâm.  Những thí nghiệm của Popp cho thấy với những bức xạ ánh sáng yếu là cũng đủ cho qui trình sửa chữa của cơ thể. Bức xạ phải có cường độ thấp bởi vì các thông tin liên lạc diễn ra trong mức lượng tử rất nhỏ bên trong tế bào. Cường độ cao hơn sẽ tạo ra quá nhiều "độ nhiễu" làm mất tính hiệu quả.
Số lượng photon phát ra dường như có liên quan đến mức độ tiến hóa của sinh vật- Các sinh vật càng phức tạp thì các photon được phát ra càng ít hơn . Động vật và thực vật thô sơ có xu hướng phát ra 100 photons/cm2/sec ở bước sóng 200-800 nm, tương ứng với một tần số rất cao của sóng điện từ trong phổ ánh sáng có thể nhìn thấy được. Trong khi con người chỉ phát ra 10 photons/cm2/sec, tại cùng tần số.

Trong một loạt các nghiên cứu, Popp đã dùng một người trợ lý. Đó là một phụ nữ trẻ khỏe mạnh 27 tuổi - ngồi trong phòng mỗi ngày liên tục trong chín tháng, để ông đã đọc photon phát ra từ bàn tay và trán của cô ta. Popp sau đó phân tích các dữ liệu và ngạc nhiên phát hiện ra rằng lượng bức xạ ánh sáng tuân theo mô hình cố định - nhịp sinh học 7, 14 , 32 , 80 và 270 ngày - và mẫu tương tự như vậy cũng đã được ghi nhận theo ngày hoặc đêm, theo tuần và theo tháng. Như thể, cơ thể đã tuân theo nhịp sinh học của riêng mình và theo nhịp của thế giới tự nhiên! 


Ung thư là mất đi sự hòa điệu của ánh sáng (photon coherence)

Đi xa hơn nữa, Popp đã nghiên cứu riêng người khỏe mạnh và tìm thấy một sự hòa điệu (coherence) tinh tế ở cấp độ lượng tử. Nhưng những loại ánh sáng trong những người bị bệnh là loại gì?
Popp đã thử dùng thiết bị của mình trên một loạt các bệnh nhân ung thư. Trong mọi trường hợp, ánh sáng trong các bệnh nhân đã bị mất những nhịp điệu và chu kỳ tự nhiên cũng như sự hòa điệu của chúng. Các đường thông tin liên lạc nội bộ bị rối loạn. Chúng bị mất kết nối với thế giới. Trong thực tế, ánh sáng của người bệnh đã bị đi ra ngoài cơ thể.
Nhưng trong bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis) lại là một trạng thái của dư thừa ánh sáng. Bệnh này đã lấy vào quá nhiều ánh sang vào cơ thể, do đó ức chế khả năng hoạt động của các tế bào của. Quá nhiều sự cộng hưởng sẽ ngăn chặn tính linh hoạt và tính cá thể - như quá nhiều sự cổng hưởng của các bước chân của đoàn quân qua một cây cầu, sẽ làm cho cây cầu sụp đổ. Sự hòa điệu hoàn hảo là một trạng thái tối ưu nằm giữa sự hỗn loạn và trật tự.  Giống như dàn nhạc có quá nhiều thành viên sẽ không còn khả năng ứng biến. Trong thực tế, bệnh nhân MS đang chết đuối trong ánh sáng.
Popp cũng đã kiểm tra những tác động của căng thẳng. Trong trạng thái căng thẳng, tỷ lệ bức xạ biophoton tăng lên - một cơ chế bảo vệ được thiết kế để khôi phục lại trạng thái cân bằng cho bệnh nhân.
Popp bây giờ nhận ra rằng những gì ông đã được thử nghiệm với thậm chí còn vượt xa hơn ở cách chữa bệnh ung thư hoặc sự thay đổi hình thái (morphogenesis). Đây là một mô hình lý thuyết tốt hơn so với học thuyết Tân Darwin hiện nay, để giải thích tất cả các sinh vật đã tiến hóa trên hành tinh này như thế nào. Đó không phải là một hệ thống vốn có lỗi nhưng cuối cùng may mắn ngẫu nhiên xảy ra , nếu DNA sử dụng tần số khác nhau như một công cụ thông tin , điều này cho thấy đó là một hệ thống phản hồi thông tin liên lạc hoàn hảo thông qua sóng mã hoá và chuyển giao thông tin .


Thực phẩm tốt và Biophoton

Popp nhận ra rằng ánh sáng trong cơ thể thậm chí có thể là chìa khóa của sức khỏe và bệnh tật. Trong một thí nghiệm, ông đã so sánh ánh sáng từ trứng của gà mái thả rong với trứng của gà nhốt lồng. Các photon trong loại trứng đầu tiên hòa điệu hơn so với loại trứng thứ hai .
Popp đã tiếp tục sử dụng bức xạ biophoton như một công cụ đo chất lượng của thực phẩm. Các thực phẩm lành mạnh nhất có ánh sáng với cường độ thấp nhất và hòa điệu nhất. Bất kỳ xáo trộn nào của hệ thống cơ thể đều làm tăng sản xuất của các photon. Sức khỏe là một trạng thái của thông tin liên lạc hoàn hảo của hạ nguyên tử (subatomic), và bệnh tật là một trạng thái của sự sụp đổ trong thông tin liên lạc . Chúng ta bị bệnh khi sóng ánh sáng của chúng ta không còn "hòa điệu" nữa.
Bức xạ BioPhoton hiện đang sử dụng một cách  thương mại trong ngành công nghiệp thực phẩm. Khoa học nông nghiệp cũng đang tìm kiếm các bức xạ bio-photon để xác định tính lành mạnh của thực vật nhằm mục đích kiểm soát chất lượng thực phẩm. Biophotonen là một công ty làm việc nhằm phát triển và ứng dụng thực tế của biophotonics. Công trình được dựa trên một loạt các bằng sáng chế. "Biophotonen" giải quyết vấn đề thực tế của ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp môi trường, mỹ phẩm, vv

Các ứng dụng từ phát hiện của tiến sĩ Popp

Trong những năm 1970, Tiến sĩ Veljko Veljkovic, hiện đang phụ trách Trung tâm Nghiên cứu đa ngành và Kỹ thuật, Viện Khoa học hạt nhân Vinca, cũng phát hiện ra một phương pháp dùng để tiên đoán các chất gây ung thư, trong hàng trăm hoá chất mới được sản xuất bởi ngành công nghiệp hóa chất, bằng cách đo đạc các đặc tính biophotonic và điện tử của các phân tử. Phương pháp này cũng giống như đối với phương pháp dự đoán các chất hữu cơ gây đột biến, hoặc độc hại , và thậm chí cả những chất là kháng sinh , hoặc kìm chế tế bào (tức chất chống ung thư) . Viện Veljkovic ở Belgrade cũng đã hợp tác với các phòng thí nghiệm khác ở châu Âu, để áp dụng phương pháp tương tự để phát hiện ma túy và đặc biệt là để chống bệnh AIDS.

Trị liệu bằng Biophoton


Điều trị Biophoton là ứng dụng chữa bệnh bằng cach chiếu ánh sáng đến các khu vực đặc biệt của da. Ánh sáng, hay hạt photon, được phát ra bởi các thiết bị này được hấp thụ bởi thụ thể quang học (photo-receptor) của da và sau đó, thông qua hệ thống thần kinh của cơ thể, đi đến não, nơi được các photons giúp điều chỉnh cái được gọi là năng lượng sinh học (bio-energy) của con người. Bằng cách kích thích từng khu vực nhất định của cơ thể bằng một liều nhất định của ánh sáng, liệu pháp biophoton có thể giúp giảm đau cũng như hỗ trợ trong quá trình chữa lành các bệnh khác nhau của cơ thể.

Lý thuyết điều trị biophoton được dựa trên công trình của Tiến sĩ Franz Morell và đã được mở rộng bởi công trình của bác sĩ LC Vincent và FA Popp, người đưa ra giả thuyết rằng ánh sáng có thể ảnh hưởng đến sự dao động điện từ, hoặc sóng của cơ thể và điều tiết các hoạt động của enzyme.

Phải mất khoảng 25 năm để Popp thu phục những người chống đối trong cộng đồng khoa học. Dần dần, có một vài nhà khoa học trên thế giới bắt đầu xem xét lại và cho rằng hệ thống thông tin liên lạc của cơ thể có thể là một mạng lưới phức tạp của các cộng hưởng và tần số. Cuối cùng, họ hình thành các Viện Quốc tế về Lý Sinh Học (Biophysics), bao gồm 15 nhóm các nhà khoa học từ các trung tâm quốc tế trên toàn thế giới.

Popp và các cộng sự mới của mình tiếp tục nghiên cứu phát ánh sáng từ nhiều sinh vật cùng loài, đầu tiên là một thử nghiệm với một loại bọ chét nước họ Daphnia. Những gì họ tìm thấy thật đáng kinh ngạc. Với một thiết bị nhân bội hạt quang, cho thấy bọ chét nước hút ánh sáng lẫn nhau. Popp đã thử các thí nghiệm tương tự trên các loài cá nhỏ và đã nhận được kết quả tương tự . Các thiết bị nhân bội hạt quang cho thấy hoa hướng dương giống như một máy hút bụi sinh học, nó di chuyển theo hướng của các photon phát ra từ mặt trời nhất. Thậm chí có loài vi khuẩn nuốt photon từ môi trường quanh chúng! 

Cách thông tin liên lạc giữa các sinh vật 

Do đó, Popp chợt nhận ra rằng những bức xạ còn có một mục đích bên ngoài cơ thể . Sóng cộng hưởng không chỉ được sử dụng để giao tiếp bên trong cơ thể, nhưng còn sử dụng để thông tin giữa những sinh vật. Hai sinh vật khỏe mạnh tham gia vào hiện tượng, mà ông gọi là “mút photon” (photo suckling), bằng cách trao đổi các hạt photon. Popp nhận ra rằng sự trao đổi này có thể mở khóa bí mật của một số câu hỏi hóc búa dai dẳng nhất trong thế giới động vật: làm thế nào các đàn cá hoặc các đàn chim tạo ra sự phối hợp nhóm một cách hoàn hảo và tức thời.

Sự phối hợp kỳ lạ của một đàn cá
Sự phối hợp kỳ lạ của một đàn chim


Nhiều thí nghiệm về khả năng dẫn đường của động vật chứng minh rằng nó không có gì liên hệ với sự quen đường, mùi hương hoặc thậm chí với điện từ trường của trái đất, mà chính là một số hình thức giao tiếp im lặng và vô hình, ngay cả khi các động vật cách nhau với hàng dặm khoảng cách.
Đối với con người, nếu chúng ta có thể hấp thu các photon của các sinh vật khác, chúng ta cũng có thể có thể sử dụng thông tin từ người khác để sửa ánh sáng của chúng ta nếu nó đã lệch lạc. 


Sự Chết được truyền qua kênh "ánh sáng"huyền bí

Một số thí nghiệm vô cùng thú vị được thực hiện bởi VP Kaznacheyev và cộng sự liên quan đến việc cái chết có thể truyền đi bởi kênh ánh sáng huyền bí.


Có hai mẫu, gồm các tế bào được lấy từ cùng một môi trường nuôi dưỡng. Hai mẫu được đặt hai bên, ngăn cách nhau bằng một cửa sổ . Tất cả đều ở trong một phòng tối không có ánh sáng.
Các tế bào trong mẫu số (1) bị làm chết bởi các tác nhân như vi trùng, siêu vi trùng, độc tố, hóa, chất, tia xạ v.v..
Nếu cửa sổ được làm bằng thủy tinh thông thường, mẫu thứ hai (2) vẫn sống và khỏe mạnh. Nhưng nếu cửa sổ được làm bằng thạch anh, thì các tế bào của mẫu thứ hai bị bệnh và chết với các triệu chứng tương tự như các mẫu số (1).
Sự khác biệt lớn giữa truyền kính cửa sổ bằng kính và cửa sổ bằng thạch anh là:
Chất liệu kính là tương đối mờ với tia cực tím và hồng ngoại.  Trong khi thạch anh truyền cả tia cực tím và hồng ngoại tốt. Do đó kính là một chất kiềm chế của kênh huyền bí , trong khi thạch anh thì không.
[V.P. Kaznacheyev et al, "Distant Intercellular Interactions in a System of Two Tissue Cultures," Psychoenergetic Systems, Vol. 1, No. 3, March 1976, pp 141-142]


Cây lá có khả năng trị liệu

Popp đã bắt đầu thử nghiệm với ý tưởng như vậy. Nếu hóa chất gây ung thư có thể làm thay đổi lượng bức xạ biophoton của cơ thể , thì có thể có các chất khác có thể mang lại thông tin liên lạc tốt hơn. Popp tự hỏi liệu có chiết xuất của cây lá nào đó có thể thay đổi tính chất của bức xạ biophoton từ tế bào ung thư, giúp cho chúng nối lại thông tin liên lạc với phần còn lại của cơ thể. Ông bắt đầu thử nghiệm với một số chất không độc hại, nhằm để điều trị ung thư hiệu quả. Trừ một trường hợp, còn lại tất cả các chất này chỉ làm tăng photons từ các tế bào khối u, thậm chí còn làm nguy hiểm hơn cho cơ thể.
Một thử nghiệm thành công duy nhất là với cây tầm gửi (sender mistletoe), cây này giúp cơ thể điều chỉnh bức xạ photon của các tế bào khối u trở lại bình thường. Một trong rất nhiều trường hợp của Popp, là một người phụ nữ vào tuổi ba mươi bị ung thứ vú và ung thư âm đạo. Popp đã thấy phương thuốc cây tầm gửi đã tạo ra sự hòa điệu photon trong các mẫu mô ung thư. Với sự đồng ý của bác sĩ trị liệu, người phụ nữ dừng mọi điều trị và  chỉ sử dụng chiết xuất từ ​​cây tầm gửi. Sau một năm, tất cả các xét nghiệm của cô hầu như trở lại bình thường.

Đối với Popp, phương pháp trị liệu “vi lượng đồng căn” (Homeopathy) là một ví dụ khác của hiện tượng “hút photon” (photon suckling).  Ông đã bắt đầu nghĩ về nó như một “cộng hưởng hấp thụ” (resonance absorber). Homoeopathy dựa trên các quan điểm cho rằng cái giống nhau trị lành cái giống nhau. Một chiết xuất từ thực vật có sức mạnh để gây phát ban trong cơ thể, phải được pha rất loãng khi sử dụng để tránh tình trạng phát ban đó. Đối với một tần số gây hại trong cơ thể, cái có thể tạo ra các triệu chứng nhất định, thì dung dịch trị liệu phải được pha loãng, sao cho có thể tạo ra các triệu chứng tương để tạo ra cùng tần số đó. Giống như một âm thoa cộng hưởng, một giải pháp phù hợp homoeopathic có thể thu hút và sau đó hấp thụ các dao động bất thường, giúp cơ thể  trở lại sức khỏe bình thường.

Popp nghĩ rằng tín hiệu điện từ của phân tử, thậm chí có thể giải thích được cách trị liệu bằng châm cứu. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, cơ thể con người có một hệ thống kinh tuyến chạy sâu trong các mô.  Năng lực vô hình mà người Trung Quốc gọi là Khí hoặc lực lượng cuộc sống chạy qua hệ thống các kinh này. Các “Khí” được cho là đi vào cơ thể thông qua các điểm châm cứu và chảy vào các cấu trúc cơ quan sâu hơn (mà không tương ứng với những bộ phận trong sinh học phương Tây), để cung cấp năng lượng (hoặc lực lượng cuộc sống). Bệnh xảy ra khi năng lượng này bị chặn tại bất kỳ điểm nào dọc theo hệ kinh mạch. Theo Popp, hệ thống kinh tuyến truyền sóng năng lượng cụ thể cho từng khu vực cụ thể của cơ thể.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất nhiều các điểm châm cứu có một điện trở giảm đáng kể so với vùng da xung quanh (khoảng 10 kg - ohms và 3 mega – ohms). Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Tiến sĩ Robert Becker, người đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực Điện Từ trong cơ thể, đã thiết kế một thiết bị ghi âm điện cực đặc biệt mà cuộn dọc theo cơ thể như một máy cắt bánh pizza. Nhiều nghiên cứu của Becker đã cho thấy lượng điện trên từng người, trong những người được kiểm tra, tương ứng với các điểm thuộc kinh mạch Trung Quốc .
[ Trích từ The Field : Các Quest cho các lực lượng bí mật của vũ trụ , bởi Lynne McTaggart ]

Ánh sáng có trong ý thức con người

Nghiên cứu mới nhất này cho những người muốn tìm hiểu về ranh giới giữa hai lãnh vực nghiên cứu và lý thuyết về photon. Trong một bài báo mang tính đột phá với tiêu đề dài "Điều phối sự sút giàm về mức hòa điệu lượng tử trong các vi ống của não bộ: Các ' Orch OR' mô hình cho ý thức", Stuart Hameroff và Roger Penrose, mô tả não như là một máy tính lượng tử có cấu trúc chính là các vi ống cytoskeletal và nhiều cấu trúc khác nữa trong mỗi tế bào thần kinh não bộ.
Nếu xem xét một tế bào thần kinh, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều ống rỗng xung quanh sợi trục. Các vi ống trước đây được coi là một loại giàn giáo để hỗ trợ các sợi thần kinh. Nhưng bây giờ, các vi ống này đang được nghi ngờ rằng chúng có thể là kiến ​​trúc của ý thức của con người.
Các đặc tính đặc biệt của các vi ống làm cho chúng thích hợp với hiệu ứng lượng tử, bao gồm cấu trúc lưới giống dạng tinh thể, lõi bên trong rỗng, tổ chức các chức năng tế bào và có khả năng xử lý tiến trình thông tin. Theo các nhà nghiên cứu, kích thước của chúng có thiết kế hoàn hảo để truyền tải các photon trong khoảng phổ của tia cực tím.



[ Ảnh trên: ] Sơ đồ khu vực trung tâm của tế bào thần kinh (axon xa và các đuôi gai không được hiển thị) , cho thấy các vi ống dàn trải song song, kết nối với nhau bằng bản MAPs. Ống vi thể trong sợi trục có hình dài và liên tục, trong khi ở nhánh gai chúng bị gián đoạn và có phân cực hỗn hợp. Các protein liên kết giúp kết nối các vi ống đến màng protein bao gồm các thụ thể trên đuôi gai .
Thường được xem như là “bộ xương của tế bào”, các vi ống và các cấu trúc cytoskeletal khác đã xuất hiện để đảm nhiệm hết việc xử lý các quá trình giao tiếp và thông tin. Mô hình lý thuyết đã thử trình bày cách làm thế nào mà sự thay đổi hình dạng của các vi ống (tubulins) trong mạng vi ống lattices  có thể tương tác với các vi ống lân cận để trình hiện, truyền đi và xử lý thông tin, như trong một hệ thống máy tính, có tính “tự động tế bào” ở cấp độ phân tử .
[Hameroff và Watt , 1982; Rasmussen và cộng sự, 1990; Hameroff và cộng sự , 1992]

Trong bài báo của họ, Hameroff và Penrose trình bày một mô hình liên kết giữa các vi ống với ý thức (consciousness) bằng cách vận dụng lý thuyết lượng tử. Theo mô hình của họ, sự hòa điệu lượng tử (quantum coherence) xuất hiện, rồi bị cô lập trong các vi ống ở não cho đến khi đạt tới một ngưỡng tương ứng với lực hấp dẫn lượng tử. Kết quả là một sự tự sụp đổ của hòa điệu lượng tử. Ngay lúc đó xảy ra một sự kiện gọi là "bây giờ". Trình tự của những sự kiện đó tạo ra một dòng chảy của thời gian, và ý thức.

Đừng lo lắng nếu bạn không thể hiểu được điều này. Vì thật sự rất nặng nề trong khi đọc tài liệu này. Nhưng nhờ ở tài liệu này, ta biết về sự tồn tại của các photon bên trong cơ thể. Ánh sáng bên trong là có thực và nó chính là cơ sở của hầu hết tất cả các chức năng của tế bào và của các hệ thống cơ thể của con người.

Phạm Doãn
Tổng hợp từ các tài liệu trên Internet

------------------------

Chú thích:

Bức xạ hay phát xạ, chiếu xạ là hiện tượng truyền băng lượng dưới dạng sóng
Hòa điệu photon: photon coherence
Hòa điệu lượng tử: quantum coherence
Chữ "hòa điệu" trong bài viết này được dịch từ chữ coherence.
Coherence là một thuật ngữ được dùng trong nhiều chuyên ngành chỉ sự hòa điệu, hòa hợp, kết dính.
Vài hình ảnh diễn tả ý nghĩa "hòa điệu" của các sóng, photon trong bài viết:




Fritz Albert Popp

Fritz Popp was born in 1938 in Frankfurt Germany.
- Experimental Physics (1966, University Würzburg)
- Röntgen-Prize of the University Würzburg,
- Ph.D. in Theoretical Physics (1969, University Mainz).
- Biophysics and Medicine (1973, University Marburg).
Prof. Popp rediscovered and made the first extensive physical analysis of "Biophotons". He was awarded Professorship (H2) by the Senate of Marburg University, and lectured at Marburg University from 1973 to 1980. He was Head of a research group in the Pharmaceutical Industry in Worms from 1981 to 1983 and Head of a research group at the Institute of Cell Biology (University Kaiserslautern) from 1983 to 1986 and of another research group at the Technology Center in Kaiserslautern.
Dr. Popp became an Invited Member of the New York Academy of Sciences and an Invited Foreign Member of the Russian Academy of Natural Sciences (RANS). Popp is the founder of the International Institute of Biophysics in Neuss (1996), 


Biophoton
A biophoton is a photon of non-thermal origin in the visible and ultraviolet spectrum emitted from a biological system. Wikipedia

Fritz-Albert Popp is the inventor of biophoton theory, and has coined the term biophotons which refers to coherent photons emitted from biological organisms. biontologyarizona.com

. . . the tenacity of Anna Gurwitsch, together with the development of the photon counter multiplier, resulted in the confirmation of the phenomenon of biophotons in 1962. Wikipedia
Biophotons may be detected with photomultipliers or by means of an ultra low noise CCD camera to produce an image, using an exposure time of typically 15 minutes for plant materials. Wikipedia
Explore: Photomultiplier

Một góc nhìn của vật lý học hiện đại về thế giới, con người, vật chất và ý thức


Đây là một đoạn trích từ một bài viết của tác giả Nguyễn Tường Bách. Tựa là do tôi đặt.

Nhiều vấn đề khoa học phức tạp đã được tác giả giải thích vắn tắt, dễ hiểu!

Đây là vấn đề chung của ngành vật lý lý thuyết, triết học và cả tôn giáo!

Các thông tin này sẽ có ích cho tất cả những "con người tư duy"! .





Điểm xuất phát


Trong thời điểm hiện nay, theo thuyết lượng tử, vật chất có ba đặc tính sau đây:

1. Trong thế giới cực tiểu, vật chất vận động một cách phi liên tục, trong nghĩa là hoạt động của vật chất được hình thành bởi những “lượng tử” rất nhỏ nhưng cụ thể và không thể phân chia. Sự vận động của vật chất “nhảy từng bước” chứ không “chảy” một cách liên tục.

2. Các đơn vị vật chất (thí dụ electron) có những đặc tính khác nhau. Khi thì nó xuất hiện như hạt, khi thì như sóng, khi thì nửa sóng nửa hạt, tùy theo điều kiện xung quanh và tùy theo các phương tiện quan sát và dò tìm chúng.

3. Trong một số trường hợp, hai đơn vị vật chất (thí dụ hai electron trước đó thuộc về một phân tử nay đã bị cách ly) có một mối liên hệ liên thông (non-local). Hai đơn vị đó “biết” đến tình trạng của nhau một cách tức thời, dù chúng bị cách ly với khoảng cách bất kỳ.

Đặc tính thứ nhất của sự vận động của vật chất trong mức độ vô cùng bé là khác với sự vận động trong thế giới vĩ mô của chúng ta.

Đường đi của vật thể trong sự rơi tự do hay quỹ đạo của thiên thể luôn luôn vẽ nên một đường cong liên tục. Tuy thế, đặc tính thứ nhất này vẫn còn tương thích với lý tính (reason) của đầu óc con người.

Đặc tính thứ hai được xem là một nghịch lý vì sóng và hạt là hai dạng tồn tại của vật chất hoàn toàn khác nhau, loại bỏ lẫn nhau. Thế nhưng hai dạng tồn tại đó của vật chất được kết quả thực nghiệm thừa nhận một cách thuyết phục, do đó người ta vẫn chấp nhận chúng như hai dạng tồn tại song song, thậm chí thiết lập mối quan hệ về toán học giữa hai bên một cách dễ dàng.

Đặc tính thứ ba của vật chất mới nghe qua không có gì to tát lắm, nhưng thực ra nó dẫn ta tới nghịch lý quan trọng nhất từ xưa tới nay. Đó là, vì tính chất “liên thông” này, ta phải từ bỏ một trong hai quan niệm sau đây:

a) có một thế giới khách quan tồn tại độc lập ở bên ngoài ý thức con người, hay

b) vận tốc của tín hiệu vật lý có thể đi nhanh hơn ánh sáng.

Cả hai quan niệm nói trên đều là những điều bất khả xâm phạm trong ngành vật lý, bởi lẽ nếu không có một thế giới vật chất độc lập thì toàn bộ ngành vật lý mất đi đối tượng của mình, thì vật lý và tâm lý sẽ bị quy thành một. Mặt khác, nếu có tín hiệu đi nhanh hơn ánh sáng thì thuyết tương đối bị bác bỏ, thì con người có thể đi trước cả tương lai và biết bao nhiều điều “vô lý” của khoa học giả tưởng sẽ thành sự thực cả. Nhưng trước hết, ta cần giải thích do đâu mà có đặc tính thứ ba nói ở trên. Năm 1935, Einstein và cộng sự đề nghị một phép “thí nghiệm bằng tư tưởng” nhằm nêu lên sự thiếu sót của thuyết lượng tử trong việc tìm hiểu tính chất thực sự của các hạt hạ nguyên tử[1]. Thí nghiệm nổi tiếng này được mệnh danh là nghịch lý EPR.

Ở đây ta chỉ trình bày EPR một cách hết sức đơn giản. Trong nghịch lý này, Einstein cho cách ly hai đơn vị vật chất A và B (thí dụ nguyên tử hay electron), chúng vốn nằm trong một thể thống nhất và do đó chúng có sẵn một mối liên hệ với nhau, thí dụ tổng số spin của chúng bằng không. Nay ta cách ly chúng hàng vạn dặm, không để cho chúng có thể tương tác lẫn nhau. Khi đo một trị số spin của A thì B lập tức có một trị số, để tổng số của chúng bằng không. Trong thuyết lượng tử, vì nguyên lý bất định, người ta cho rằng hành động đo lường đã xác định một trị số tại A và làm “nhòe” đi các trị số khác cũng tại A. Câu hỏi của Einstein là tại sao B “biết” được trị số tại A để phản ứng tức khắc, mà điều này sẽ vi phạm quy luật vật lý là không có tín hiệu nào đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Nghịch lý EPR này được tranh cãi suốt nhiều thập niên.

Nhà duy thực Einstein cho rằng A và B phải có những tính chất thực sự, khách quan, riêng biệt, có thể cô lập được, chúng đã có những tính chất đó trước khi hành động đo lường xảy ra. Khoảng ba mươi năm sau khi nghịch lý EPR ra đời, Bell’s Theorem quả quyết quan niệm tính chất “thực sự, khách quan, riêng biệt” là không thể tương thích với cơ học lượng tử [3] . Năm 1981, Alain Aspect tại Đại học Paris đã chứng minh là kết quả thực nghiệm tuân thủ cơ học lượng tử và bác bỏ các lý thuyết của tính chất “thực sự, khách quan, riêng biệt”[4] của vật chất. Điều đó có nghĩa hai hạt A và B có mối liên hệ liên thông, khi đã ở trong một thể thống nhất rồi, chúng cần được quan niệm là một hạt dù có tách rời chúng ta vạn dặm đi nữa. Hơn thế nữa, hạt đó không có tính chất riêng biệt gì cả, mà khi ta đo lường, các tính chất riêng biệt của chúng (thí dụ spin) mới xuất hiện. Khi thuyết “thực sự, khách quan, riêng biệt” của vật thể bị bác bỏ thì một thực tại vật lý độc lập, có tính chất riêng biệt cũng bị đặt lại vấn đề. Dĩ nhiên ở giai đoạn này, các kết quả vật lý đã sinh ra những phép diễn giải (interpretation) khác nhau, mang đậm tính triết học.

Người ta ngờ rằng thế giới hiện lên trước mắt ta sở dĩ có tính chất riêng tư là vì hành động đo lường của chính chúng ta. Thế thì phải chăng thế giới mà chúng ta đang thấy vì ta đo lường nó (hay nói chung vì ta nhận thức nó) mà nó “có”? Phải chăng nó không hề tồn tại một cách độc lập. Đó là lý do mà đặc tính thứ ba nói ở trên buộc ta phải từ bỏ một trong hai điều bất khả xâm phạm của ngành vật lý, một bên là có tín hiệu đi nhanh hơn ánh sáng, bên kia là thế giới vật chất với những đặc tính riêng của nó không hề tồn tại độc lập mà chỉ xuất hiện khi ta nhận thức nó. Nếu mệnh danh thực tại trước khi ta nhận thức nó là “thực tại lượng tử” (quantum reality) thì ít nhất ta phải thấy là sự biến hình từ thực tại lượng tử ra thế giới mà ta đang nhận thức bằng cảm quan là rất kỳ lạ.

Hiện nay chưa ai đề ra được một giải pháp thuyết phục được tất cả mọi người về vấn đề này. Người ta chỉ biết rằng, cần phải đưa hành động đo lường (tức là quan sát viên) vào trong một tổng thể vật được quan sát-người quan sát thì mới hiểu được sự vật. Đi xa hơn, nhiều người thấy phải đưa ý thức hay hoạt động của ý thức như một yếu tố chủ yếu vào tổng thể này, thí dụ Eugene Wigner, nhà vật lý đoạt giải Nobel.

Thế nhưng đi xa hơn nữa, người ta phải thấy “ý thức” thông thường của con người là một loại ý thức bị quy định trong tầm nhìn “cổ điển”, không tương thích với tính chất lượng tử của nền vật lý mới. Nhà vật lý Nick Herbert viết như sau: “Nguồn gốc của mọi nghịch lý lượng tử hình như xuất phát từ thực tế là, sự nhận thức của con người tạo ra một thế giới gồm những thực thể chuyên biệt - do đó kinh nghiệm của chúng ta buộc phải có tính chất cổ điển - trong lúc thế giới lượng tử thì hoàn toàn không phải như thế”. Có lẽ Nick Herbert đã điểm đúng huyệt của vấn đề. Đó là phép nhận thức của con người phương Tây, nhất là các nhà vật lý duy thực, xuất phát từ hệ tư tưởng xem “vật ở ngoài nhau”, xem sự vật bị dàn trải trong không gian và được nối với nhau bằng lực tương tác. Đó là đặc trưng của nền vật lý cổ điển Newton. Trong lúc đó, vật lý lượng tử - dù đang có nhiều kiến giải khác nhau - ít nhất cũng đòi hỏi cần xem vật được quan sát và người quan sát phải được thống nhất trong một thể chung.

Vì vấn đề phức tạp này của bản thể học và nhận thức luận, hiện nay người ta đứng trước một tình trạng phân kỳ trong ngành vật lý khi tìm đến thực tại “cuối cùng” của thế giới hiện tượng.




David Bohm


Thuyết “sự vận động toàn thể” của David Bohm


Nhằm tiến tới một lý thuyết giải thích được những hiện tượng vật lý trong hai thuyết, cơ học lượng tử và thuyết tương đối và nhất là những nghịch lý được nêu lên, David Bohm phát triển một lý thuyết được gọi là “sự vận động toàn thể” (holomovement). Khái niệm trung tâm của thuyết này là “thứ bậc nội tại “ (implicate order).


1. Thứ bậc và thứ bậc nội tại “Thứ bậc” (Order) 

là khái niệm mới do Bohm nêu lên. Đối với Bohm, mỗi thực tại, mỗi sự vận động có thứ bậc của nó. Cùng với các phát hiện mới, ngành vật lý dần dần khám phá thứ bậc của sự vận động, với những mức độ từ cạn tới sâu. Sự vận động cơ giới trong lý thuyết của Newton được Bohm gọi là có “thứ bậc không gian Descartes”. Trong thứ bậc này, mọi sự vật đều được xem là riêng lẻ, cái này nằm ngoài cái kia và tác động lên nhau bằng lực tương tác giữa vật thể. Với lý thuyết tương đối và cơ học lượng tử, dù giữa hai bên có những khác biệt vô cùng cơ bản (như tính chất phi liên tục, tính ngẫu nhiên, tính liên thông... của vật lý lượng tử), Bohm thấy cả hai đều mang chung một thứ bậc mới, đó là ta phải xem sự vật là một cái toàn thể không thể phân chia (undivided wholeness), trong đó sự cách ly các yếu tố của sự vận động không còn được chấp nhận. Thứ bậc này hoàn toàn khác với thứ bậc trong nền vật lý của Galileo và Newton. Thí dụ không gian, thời gian là một thể thống nhất trong thuyết tương đối, người quan sát và vật được quan sát là một thể thống nhất trong cơ học lượng tử. Sự phát triển của vật lý hạ nguyên tử gần đây cũng như những nghịch lý trong ngành vật lý đòi hỏi ta phải có một lý thuyết lý giải được vấn đề. Nhất là nghịch lý EPR xem ra buộc ta phải từ bỏ một trong hai quan niệm hầu như bất khả xâm phạm của ngành vật lý như đã trình bày ở trên. Ở đây, Bohm cho rằng phải đi sâu thêm một mức độ nữa để thấy một thứ bậc mới của thực tại. Thứ bậc này được Bohm mệnh danh là “thứ bậc nội tại” (implicate order). Nội dung của thứ bậc này là “cái toàn thể nằm trong từng cái riêng lẻ”. Nói rõ hơn, thực tại là hình ảnh của toàn vũ trụ được chứa ẩn tàng trong từng đơn vị nhỏ nhất của bản thân nó.

2. Ảnh toàn ký (Hologram) 

Khái niệm thứ bậc nội tại nói trên khó hiểu nên Bohm đề nghị ta hãy liên tưởng đến một “ảnh toàn ký” (Hologram) để nắm bắt được ý nghĩa của quan niệm này. Ảnh toàn ký là hình ảnh ba chiều được hình thành bởi tia sáng laser. Đầu tiên, một vật thể ba chiều được chiếu rọi bằng laser và sau đó cho phản chiếu lên phim. Tấm phim lại được rọi bằng một nguồn laser thứ hai. Hai nguồn laser sẽ giao thoa với nhau trên phim và ảnh giao thoa sẽ được ghi lại trên phim. Ảnh giao thoa chỉ là những nét chi chít đậm nhạt hầu như vô nghĩa. Thế nhưng nếu ta rọi phim đó bằng một nguồn laser khác thì sẽ hiện lên hình ảnh của vật thể ban đầu trong dạng ba chiều. Điều kỳ lạ là nếu ta cắt tấm phim ra làm hai phần và chỉ rọi một nửa thì toàn bộ hình ảnh ba chiều vẫn tái hiện. Nếu ta cắt nhỏ tấm phim ra thành những đơn vị rất nhỏ, hình ảnh toàn phần ba chiều vẫn hiện lên đầy đủ, dĩ nhiên kích thước của nó bị thu nhỏ đi. Điều đó có nghĩa, mỗi phần nhỏ nhất của tấm phim vẫn chứa đầy đủ nội dung toàn phần của vật thể ban đầu. Theo Bohm, thế giới hiện ra trước mắt ta chỉ là một hình ảnh hologram của thực tại và sự vận động của thực tại được Bohm gọi là holomovement (sự vận động toàn thể).

3. Quan niệm về thực tại của David Bohm

 Theo Bohm, vũ trụ, thế giới vật chất mà ta đang thấy xung quanh mình là dạng hình được khai triển (unfolded) từ một thực tại sâu kín hơn. Thực tại sâu kín này là một cái toàn thể bất khả phân, không thể định nghĩa, không thể đo lường. Trong thực tại này, mọi sự đều liên kết chặt chẽ với nhau. Thực tại này không nằm yên mà luôn luôn vận động nên được mệnh danh là “sự vận động toàn thể” (holomovement) và nó là nguồn gốc, là cơ sở của mọi dạng xuất hiện của vật chất và tâm thức. Muốn hiểu quan niệm thực tại của Bohm, ta cần từ bỏ phép giải tích, từ bỏ cách nhìn vũ trụ hiện nay như ta đang nhìn, xem nó gồm nhiều phần tử đang dàn ra trong không gian thời gian, điều mà Bohm gọi là:
“thứ bậc dàn trải” (explicate order).

Sự thay đổi thứ bậc này trong cách cảm nhận vũ trụ là khó khăn hơn cả sự chuyển đổi tư duy từ vật lý cơ giới qua thuyết tương đối hay qua cơ học lượng tử. Thứ bậc nội tại đòi ta biết cách nhìn “một trong tất cả, tất cả trong một”, một điều rất xa lạ với con người bình thường. Hãy nêu lên vài ẩn dụ để tới với cách nhìn này:

- Xem hệ phát sóng truyền thanh truyền hình. Nội dung phong phú của chương trình đã được chứa “ẩn tàng”trong mỗi đơn vị của sóng, lan tỏa trong không gian với vận tốc ánh sáng. Khi gặp máy thu hình thì thứ bậc ẩn tàng đó đã được “bung” ra để thành hình ảnh hay lời nói.


- Hoặc khi ngắm nhìn vũ trụ, ta thấy vô số vật thể trong không gian vô tận, chúng đại biểu cho sự vận động trong thời gian vô tận. Vô số những quá trình đó được chứa ẩn tàng trong sự vận động của ánh sáng thông qua một khoảng không gian tí hon của con mắt. Và sau đó nó “bung” ra trong óc ta để ta thấy vũ trụ.


- Trong cơ thể sinh vật, mỗi một tế bào nhỏ nhất cũng chứa DNA, thông tin của toàn bộ cơ thể đó. DNA cũng là một hình ảnh dễ hiểu của quan niệm “một trong tất cả, tất cả trong một”.


- Thí dụ giản đơn và có tính cơ giới nhất là một thanh nam châm với hai cực nam bắc. Nếu ta cắt thanh nam châm đó làm hai thì lập tức chỗ cắt sẽ sinh ra hai cực nam bắc. Nếu tiếp tục cắt thì ta sẽ có tiếp những thanh nam châm nhỏ hơn nữa. Do đó ta có thể nói mỗi điểm trong thanh nam châm đã chứa “ẩn tàng” hai cực nam bắc. Có cắt thì hai cực đó mới hiện ra, không cắt thì chúng nằm trong dạng “nội tại”.

Những ẩn dụ trên có thể có ích để hình dung về một thứ bậc nội tại nhưng chúng có hiểm nguy là làm ta lầm tưởng thực tại như là “sóng truyền hình” hay một không gian với các đơn vị vật chất riêng lẻ và tuân thủ theo những qui luật nhất định. Ngược lại, theo Bohm, thực tại là một thể thống nhất đang vận động, không thể phân chia, không thể định nghĩa, không thể đo lường mà một số dạng xuất hiện của nó hiện ra với ta như hạt, như sóng hay như những đơn vị tách lìa nhau và có tính chất ổn định tương đối. Những đơn vị vật chất, thí dụ electron, chỉ là một cái tên tạm đặt cho một khía cạnh xuất hiện của thực tại đó. Vật chất chỉ là một số dạng được“dẫn xuất” (abstracted) từ thực tại đó. Các quy luật vật lý đều là những lý thuyết áp dụng cho một số hiện tượng xuất phát từ sự vận động toàn thể đó. Và toàn thể vận động chính là sự tiếp nối liên tục giữa hai giai đoạn ẩn-hiện (enfold-unfold) của sự vận động toàn thể, mà vũ trụ của chúng ta chỉ là một phần rất nhỏ của nó. Theo Bohm, phương pháp thông thường đến nay của vật lý là xem sự vật vốn tách biệt và được nối với nhau bằng những lực tương tác. Nhiệm vụ của khoa học là xét các sự vật riêng biệt và sau đó thấy cái toàn thể là tổng số các sự vật. Ngược lại, trong quan niệm thứ bậc nội tại, người ta phải bắt đầu với cái toàn thể bất khả phân và nhiệm vụ của khoa học là suy ra các phần đơn lẻ của nó bằng cách trích dẫn, xem chúng chỉ là những phần tử tạm thời ổn định và độc lập. Những phần tử xuất hiện có tính tạm thời đó được mô tả bằng “thứ bậc dàn trải”. Trên cơ sở này, Bohm nêu lên những nhận định như sau:

• Trong quá trình ẩn-hiện nhanh chóng của sự vận động toàn thể đó, có những dạng xuất hiện mà giác quan ta thấy là hạt. Chúng nối tiếp nhau xuất hiện trong thứ bậc dàn trải, khi thì ta thấy chúng nằm trên đường thẳng, khi thì hình cong trong không gian và tưởng có những lực tương tác chúng với nhau. Thực tế chúng là dạng xuất hiện kế tiếp nhau của một “tập hợp” (ensembles) không mang tính chất không gian. Ngược lại, vì chúng “hiện” ra liên tiếp, cái này sau cái kia mà ta thấy có không gian. Quan niệm này giải thích dễ dàng sự phi liên tục trong sự vận động được nêu ra bởi cơ học lượng tử. Ngoài ra, vì hạt chỉ là dạng xuất hiện của sự vận động toàn thể, nên khi những điều kiện thay đổi thì dạng xuất hiện cũng thay đổi, lúc đó nó có dạng sóng. Nghịch lý của sóng-hạt không còn tồn tại trong quan niệm về thực tại này nữa. Vật chất chỉ là một số khía cạnh thứ cấp của cái toàn thể đang vận động (subtotality of movement).

• Xuất phát từ cơ học lượng tử, đặc biệt từ nghịch lý EPR, ta phải tin rằng thứ bậc nội tại có nhiều chiều (multidimensional). Thứ bậc dàn trải ba chiều của chúng ta chỉ là một hình chiếu (projection) của thứ bậc nội tại. Trước vấn đề của mối liên hệ “liên thông” (đặc tính thứ ba) nói ở trên, Bohm dùng thứ bậc nội tại nhiều chiều để giải thích và dùng ẩn dụ “hồ cá” sau đây để minh họa. Trong một hồ cá chỉ có một con cá duy nhất. Hồ cá được thu hình bằng hai máy quay phim từ hai hướng khác nhau. Hai máy quay phim đó được ghi hình lên hai màn ảnh khác nhau A và B. Như ta thấy, hình A và B không hề có mối liên hệ nhân quả hay tương tác gì với nhau cả, chúng chỉ là hai hình của một vật thể (con cá) duy nhất. Tương tự như thế, hai đơn vị vật chất có mối liên hệ liên thông chẳng qua chỉ là hình chiếu của một đơn vị duy nhất của một thực tại nhiều chiều hơn. Thật ra chúng chẳng tương tác với nhau gì cả, chỉ là hai dạng khác nhau của một thực thể. Sự tách biệt của chúng trong không gian chỉ là một ảo tưởng (illusion) của chúng ta khi đứng trước thứ bậc dàn trải, nơi đó thực thể nọ đã bị “dàn trải” làm hai đơn vị. Theo Bohm, số lượng kích chiều của thứ bậc nội tại là vô tận (infinite).

• Xuất phát từ quan niệm năng lượng là vô tận trong chân không lượng tử, Bohm quan niệm vũ trụ là một biển năng lượng đa chiều đang vận động trong dạng của thứ bậc nội tại. Vũ trụ vật chất mà ta đang thấy chỉ là một dạng hình của năng lượng bao la đó khi bị kích thích sinh ra. Dạng hình đó có tính chất ổn định tạm thời và chiếu hiện lên không gian ba chiều theo cách của thứ bậc dàn trải. Còn không gian trống rỗng mà ta đang thấy là được chứa đầy bởi một thứ “tinh chất” (plenum). Tinh chất này không có chất liệu vật chất như quan niệm ê-te của thế kỷ thứ 19. Quan niệm về vũ trụ hiện nay là quan niệm “big bang”, cho rằng khởi thủy là một vụ nổ từ một điểm nhỏ trong không gian và thời gian cách đây hơn 10 tỉ năm. Trong quan niệm của Bohm thì vụ nổ đó chỉ là một gợn sóng nhỏ (just a little ripples) của biển năng lượng mênh mông kia. Hiện tượng “lỗ đen” cho phép ta dự cảm có nhiều vũ trụ khác tồn tại song hành, cũng trong dạng thứ bậc dàn trải như vũ trụ vật chất của chúng ta.

• Bohm cho rằng không có sự khác biệt giữa thế giới vô sinh và sự sống. Cả hai đều lấy thứ bậc nội tại làm gốc, lấy nơi đó những “thông tin” (information) cho sự vận hành của quá trình của bản thân mình. Cũng như hạt giống của một cây con là nơi chứa đựng và phát xuất thông tin để “lèo lái” các thành phần xung quanh (đất, nước, ánh sáng mặt trời) cấu tạo nên cây thì các đơn vị vật chất cũng tiếp nhận “thông tin” từ thứ bậc nội tại để xuất hiện từng chập nhanh chóng, do đó mà ta thấy chúng dường như tồn tại liên tục. Vì vậy, đối với Bohm, sự sống (life) được chứa ẩn tàng trong thứ bậc nội tại. Trong một số dạng của hiện tượng thì sự sống không xuất hiện rõ nét, trong một số khác thì rõ ràng hơn.

• Cuối cùng, Bohm đi một bước dài và cho rằng ý thức con người cũng lưu xuất từ thứ bậc nội tại đó. Vật chất và ý thức có tác dụng hỗ tương lẫn nhau, ý thức sinh ra những dấu vết trên vật chất và ngược lại. Do đó, hai mặt này bắt nguồn từ một thứ bậc chung, có kích chiều cao hơn. Cả hai vật chất lẫn ý thức đều là dạng xuất hiện của thực tại nhiều kích chiều đó. Bohm đề nghị một đơn vị cơ bản vận động trong thứ bậc nội tại đó, ông gọi là “chập” (moment). Một chập chứa tất cả những chập khác, một chập có thể rất nhỏ hoặc rất lớn, có khả năng “bung” ra trên thứ bậc dàn trải để thành không gian và thời gian. Mỗi chập trong sự vận động sẽ hiện ra trong thứ bậc dàn trải, lại trải nghiệm nó, trở nên phong phú rồi tác động ngược lại vào trong để sinh ra một lực mà Bohm gọi là “lực thiết yếu” (force of necessity) để sinh ra chập sau.

Ý thức và thân vật chất đều là phản ánh của thực tại đó, chúng không có mối liên hệ nhân quả với nhau và xảy ra đồng thời. Khi nói ý thức là ý thức cá thể nhưng nó nằm chung trong một biển mênh mông của một thực tại duy nhất. Mỗi ý thức cá thể đều chứa toàn bộ thực tại đó. Dạng vật chất của mọi hiện tượng là phản ánh của sự vận động toàn thể, nên nếu chỉ xét dạng vật chất thôi ta cũng có thể đến gần với sự thực nhưng sẽ không đầy đủ. Do đó, những quan niệm khoa học đứng trên cơ sở của thứ bậc dàn trải là không sai nhưng không trọn vẹn. Thí dụ, khi xét lịch sử của sinh vật, ta có thể sử dụng thuyết chuyển hóa (evolution) nhưng thuyết này sẽ có tính cách rất cơ giới. Nếu lấy sự vận động toàn thể làm cơ sở, ta sẽ xem đây là một loạt những dạng của sự sống đã triển khai một cách đầy sáng tạo.

Tác giả Nguyễn Tường Bách


Davis Bohm và Krisnamurti




Tình Yêu Chỉ Là Một Hệ Thống Hóa Chất





Cuối cùng, các nhà khoa học phát hiện rằng. tình yêu của loài người thực sự là do nghiện chất hóa học!



Các nghệ sĩ, nhà thơ và nhà viết kịch đóng góp nhiều quan điểm về TÌNH YÊU, ngoài ra cũng đã có rất nhiều kiến thức hiểu biết của nhân loại về tình yêu. Một điều ai cũng đồng ý là không thể giải thích tình yêu dễ dàng như giải thích vẻ đẹp của cầu vồng. Nhưng giờ đây mọi sự đã đổi thay, các nhà khoa học đang thách thức những quan điểm truyền thống đó, và họ có khá nhiều điều để giải thích về cách thức và lý do tại sao người ta lại yêu nhau.



Chẳng phải đây  là điều hữu ích sao? Các nhà khoa học đã nghĩ vậy. Để bắt đầu , sự hiểu biết về con đường thần kinh điều tiết các mối quan hệ xã hội, có thể dùng để giải thích các khiếm khuyết trong khả năng hình thành các mối quan hệ của con người. Tất cả các mối quan hệ, cho dù họ là giữa cha mẹ với con cái, giữa vợ chồng, hoặc giữa người lao động với các đồng nghiệp của họ, dựa trên khả năng tạo ra và duy trì các mối quan hệ xã hội. Từ đó các khuyết tật có thể được vô hiệu hóa, và được nhận biết rõ ràng, như các rối loạn loại tự kỷ và tâm thần phân liệt - và nhất là chứng trầm cảm nghiêm trọng do bị từ chối trong tình yêu. Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ một số hình thức cực đoan của hành vi tình dục. Hiện đang còn tranh cãi rằng có thể là một sự không tưởng chăng, khi xem sự hiểu biết này như một cách cửa dẫn đến một tương lai, nơi mà tình yêu không bao giờ thiếu, bởi vì nó sẽ được cung cấp như một chất hóa học, hoặc thậm chí nhờ ở việc làm thay đổi gen ngay từ lúc thụ thai!



Câu chuyện khoa học của tình yêu bắt đầu một cách ngây thơ với chuột đồng . Loài chuột đồng (vole) là một sinh vật gần gũi, một trong 3% các loài động vật có vú có mối quan hệ một vợ một chồng . Giao phối giữa chuột đồng là một nỗ lực suốt 24 giờ . Sau đó, chúng gắn bó với nhau suốt đời. Chúng thích dành thời gian với nhau, ở với nhau và làm tổ cùng nhau. Chúng tránh gặp bạn tình khác.  Con đực bảo vệ tích cực con cái. Và khi con của chúng được sinh ra, họ trở thành bậc cha mẹ chu đáo với đầy tình cảm. Tuy nhiên, có, một loại chuột đồng khác gọi là chuột đồng núi , không quan tâm đến mối quan hệ đối với bạn tình, ngoài một đêm quan hệ tình dục . Điều là thú vị là những sự khác biệt lớn trong hành vi vừa kể, lại là kết quả của một số ít khác biệt về gen mà hai loài chuột đồng này giống nhau đến 99% , về mặt di truyền .



Tại sao chuột đồng rơi vào tình yêu?




Các chi tiết của những gì đang xảy ra – trong câu chuyện tình chuột đồng- thật là hấp dẫn. Khi chuột đồng quan hệ tình dục, hai hormone gọi là oxytocin và vasopressin được tiết ra. Nếu việc tiết các kích thích tố bị chặn, quan hệ tình dục của chuột đồng trở thành một mối quan hệ thoáng qua, giống như cách của loài chuột núi ngang tàng. Ngược lại, nếu chuột đồng cỏ được tiêm thuốc của các kích thích tố, nhưng bị ngăn cản quan hệ tình dục chúng vẫn tạo thành một ưu tiên cho đối tác lựa chọn của chúng. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu có thể làm cho chuột đồng (hoặc bất cứ loại chuột tương đương) rơi vào tình yêu chỉ với một mũi tiêm.

Đối với những gì đang xảy ra và làm thế nào để đạt được những kết quả này nhằm làm thay đổi thân phận con người - đã được tìm thấy khi hóa chất kỳ diệu này đã được tiêm vào các chuột núi :  không có gì khác biệt xảy ra. Điều này chỉ ra rằng, chuột đồng  có các thụ thể cho oxytocin và vasopressin trong vùng não liên quan đến sự khen thưởng, khích lệ, trong khi chuột núi thì không có. Câu hỏi đặt ra là, con người ( một loài trong 3% động vật có vú thường sống một vợ một chồng ) có bộ não tương tự như chuột đồng?



Để trả lời câu hỏi này bạn cần phải đào sâu hơn một chút. Larry Young, một nhà nghiên cứu về các mối kết xã hội tại Đại học Emory, Atlanta, Georgia, giải thích: Não bộ có một hệ thống khen thưởng được thiết kế để khiến cho chuột đồng (và loài người cũng như các động vật khác) làm những gì chúng phải làm. Nếu không có nó, chúng có thể bỏ ăn, bỏ uống và bỏ cả quan hệ tình dục - và kết quả thật là  tai hại. Động vật tiếp tục làm những điều này là bởi vì cơ chế khen thưởng (của cơ thể) làm cho chúng hạnh phúc hơn. Chúng cảm thấy hạnh phúc vì sự tiết ra của một hóa chất gọi là dopamine trong não bộ. Khi một con chuột đồng cái làm tình, có một sự gia tăng 50% mức độ dopamine ở “trung tâm khen thưởng” của bộ não của nó.



Tương tự như vậy, khi một con chuột nhà có quan hệ tình dục nó cảm thấy hạnh phúc vì dopamine. Nó biết rằng quan hệ tình dục là thú vị, và tìm kiếm thêm dựa trên cái cảm xúc xảy ra lần đầu tiên. Nhưng, trái ngược với chuột đồng, chuột nhà không bao giờ tìm cách để giữ mối liên hệ tình dục với một con cái đặc biệt . Chuột nhà không phải là loài một vợ một chồng .



Đây là lúc nói đến vai trò của vasopressin và oxytocin. Các hóa chất này tham gia vào các bộ phận của não để giúp nhận ra các tính năng nổi bật nhằm phân biệt từng cá thể. Nếu gen tạo oxytocin được loại ra khỏi một con chuột trước khi sinh, con chuột sẽ  bị mất trí nhớ xã hội và không còn nhớ những con chuột cái khác, mà nó đã gặp. Điều này cũng đúng tương tự nếu gen vasopressin là bị loại.



Các đặc điểm nổi bật trong trường hợp này là mùi hôi. Chuột núi, chuột nhà và chuột đồng nhận ra nhau bằng mùi. Christie Fowler và các đồng nghiệp tại Đại học bang Florida đã phát hiện ra rằng, trong não của chuột đồng, việc tiếp xúc với con khác giới đã tạo ra tế bào thần kinh mới - đặc biệt là tại các vùng quan trọng đối với bộ nhớ khứu giác. Như thế, có thể là chuột đồng cỏ tạo thành một "hình ảnh" khứu giác về bạn tình của chúng - những động vật gặm nhấm có một cách ghi nhớ tương đương và điều này liên kết với khoái cảm?



Tiến sĩ Young và đồng nghiệp của ông đề cập ý tưởng này trong một bài báo được công bố vào tháng trước trên tạp chí Thần Kinh Học So Sánh. Họ lập luận rằng chuột đồng “nghiện” nhau thông qua một quá trình hài hòa tình dục với trung gian của mùi. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn cho rằng cơ chế khen thưởng liên quan đến sự “nghiện” này đã có thể phát triển tương tự ở động vật một vợ một chồng khác, gốm có cả con người, giúp làm bền vững mối liên kết lứa đôi.



Rồi bạn cũng có thể đối mặt với điều này




Quan hệ tình dục kích thích sự bài tiết của vasopressin và oxytocin trong người, cũng như chuột đồng, mặc dù vai trò của các hormone trong não bộ con người vẫn chưa được hiểu rõ. và không chắc rằng loài người có một bản đồ mùi cỉa bạn tình giống cách mà chuột đồng làm gì, nhưng có những gợi ý mạnh mẽ rằng cặp hormone có thể giải thích về bản chất của tình yêu con người. Trong số những động vật linh trưởng tương đồng với con người đã được nghiên cứu, loài khỉ đuôi sóc một vợ một chồng có mức độ vasopressin gắn tại các “trung tâm khen thưởng” của bộ não của chúng lớn hơn so với khỉ nâu không một vợ một chồng .

Phương pháp tiếp cận khác cũng được tiếp tục làm sáng tỏ câu hỏi. Vào năm 2000, Andreas Bartels và Semir Zeki của Đại học College, London, xác định được ​​vùng của não được kích hoạt bởi tình yêu lãng mạn. Họ đã chọn những sinh viên nói rằng họ điên cuồng trong tình yêu, dùng  một máy quét não, để xem mô hình hoạt động của não .



Kết quả là đáng ngạc nhiên. Để bắt đầu, người ta so sánh một khu vực tương đối nhỏ của bộ não con người được kích hoạt bởi tình yêu, so với tình bạn bình thường. Thật thú vị để thấy sự so sánh đưa đến kết luận rằng ccco1 hàng ngàn sự di chuyển qua lại đã xảy ra trên một bề mặt hạn chế của vỏ não . Điều ngạc nhiên thứ hai là các vùng não hoạt động trong tình yêu khác biệt với các khu vực não kích hoạt bởi các trạng thái tình cảm khác, chẳng hạn như nỗi sợ hãi và sự tức giận. Các bộ phận của não kích hoạt bởi tình yêu bao gồm vùng liên hệ với cảm xúc của ruột, và những vùng tạo ra sự hưng phấn giống như các loại thuốc như cocaine. Vì vậy, trạng thái bộ não của người say mê trong tình yêu không giống như khi trải qua những cảm xúc mạnh mẽ khác, nhưng trạng thái này lại giống như những người hít cocaine . Tình yêu, có thể hiểu theo cách khác, là sử dụng các cơ chế thần kinh giống như cơ chế được kích hoạt trong quá trình nghiện ma túy. Chúng ta giống như loài chuột đồng, nghiện tình yêu theo nghĩa đen của chữ “nghiện”, tiến sĩ Young đã nói như vậy.



Có vẻ rằng, động vật có mối liên kết xã hội mạnh mẽ như vậy vì vị trí của các thụ thể của chúng đối với vasopressin và oxytocin. Tiến hóa đã tác động trên sự phân bố của các thụ thể này để tạo ra các phiên bản xã hội hay không xã hội của các loài chuột . Càng có nhiều các thụ thể trong vùng não liên quan đến “cơ chế khen thưởng”, càng có nhiều các tương tác xã hội hơn. Các nhóm xã hội, và chính tự thân xã hội hình thành nhờ vào các thụ thể này . Nhưng đối với quá trình tiến hóa, để có thể vận hành, phải có sự thay đổi trong từng cá thể giữa những con chuột, và giữa những con người. Và điều này có ý nghĩa thú vị .



Năm ngoái, Steven Phelps, người làm việc tại Emory với Tiến sĩ Young, tìm thấy sự đa dạng lớn trong việc phân phối các thụ thể của vasopressin thụ giữa các cá thể của chuột đồng. Ông cho rằng sự khác biệt này góp phần tạo ra sự khác biệt trong hành vi xã hội của từng cá thể chuột - nói cách khác , một số chuột đồng sẽ có nhiều trung thành hơn những con khác . Trong khi đó, Tiến sĩ Young nói rằng ông và các đồng nghiệp đã tìm thấy rất nhiều sự khác biệt trong gen tạo thụ thể vasopressin ở người. Ông trầm ngâm: Chúng tôi có thể  xem trình tự gen, xem trình tự promoter, để phân loại kiểu gen người cùng mối tương quan đó với lòng trung thành của họ.



Chắc chắn chúng ta có thể sửa chữa những thừa kế di truyền này với kết quả đáng ngạc nhiên. Các nhà khoa học có thể làm tăng khả năng biểu hiện của các thụ thể đặc biệt của chuột đồng, và do đó tăng cường khả năng của các con vật để kết hợp với bạn tình. Và trong năm 1999, Tiến sĩ Young, dẫn đầu một nhóm nghiên cứu, đã lấy gen thụ thể chuột đồng (vole) và đưa nó vào một con chuột nhà (vốn có tình ái lăng nhăng ). Chuột biến đổi gen do đó trở nên chung thủy với người bạn đời của mình.


Yêu, hãy yêu tôi




Quét não của những người đang yêu cũng là cách giúp khoa học thấu hiểu chi tiết các hình thức khác nhau của tình yêu. Helen Fisher, một nhà nghiên cứu tại Đại học Rutgers và là tác giả của một cuốn sách mới về tình yêu *, cho thấy rằng có ba hương vị của tình yêu:  sự ham muốn, tình yêu lãng mạn và sự gắn bó lâu dài. Có một số chồng chéo nhưng xey1 về bản chất, chỉ có ba hiện tượng riêng biệt, với hệ thống cảm xúc và động lực riêng cùng với các hóa chất đi kèm. Các hệ thống này đã tiến hóa để thúc đẩy sự giao phối, sự  kết đôi và sự nuôi dạy con cái.

- Ham muốn, tất nhiên, liên quan đến một ham muốn tình dục. Jim Pfaus , một nhà tâm lý học tại Đại học Concordia tại Montreal, nói rằng cái cuối cùng của quan hệ do ham muốn xác thịt cũng tương tự như tình trạng phê ma túy. Một loạt những thay đổi hóa học xảy ra , bao gồm cả sự gia tăng nồng độ serotonin, oxytocin, vasopressin và thuốc phiện nội sinh (tức chất tự nhiên của cơ thể giống heroin). "Điều này có nhiều chức năng như, để thư giãn cơ thể, tạo ra niềm vui và cảm giác thỏa mãn, và có lẽ liên hệ đến các tất cả các chức năng khác mà con người từng trải nghiệm".



- Tình yêu lãng mạn tức tình trạng rơi fall in love (đôi khi được gọi là ám ảnh). Đây là sự thăng hoa, từ cái ham muốn tình dục đơn thuần, khiến một người chỉ muốn kết đôi chung sống với duy nhất một người bạn đời cụ thể. Trạng thái này được đặc trưng bởi cảm xúc của niềm vui, lo sợ bị từ chối, suy nghĩ ám ảnh về đối tượng. Một số nhà nghiên cứu cho trạng thái tinh thần này có thể có cùng các chất hóa học thần kinh với giai đoạn hưng phấn của bệnh rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder). Tuy nhiên, công trình của Tiến sĩ Fisher lại cho rằng các hành vi thực sự của những người đang yêu - như sự cố gắng tìm sự đáp lại của bạn tình - giống như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obcessive-Compulsive Disorder).



Một câu hỏi được đặt ra, liệu ta có thể "điều trị" tình trạng “yêu lãng mạn” này về mặt lâm sàng, như trị liệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Cha mẹ của những thanh thiếu niên rơi vào tình yêu mê đắm có thể cần muốn biết câu trả lời này. Tiến sĩ Fisher cho thấy điều này là có thể. Thực sự, có thể ức chế cảm xúc của tình yêu lãng mạn , nhưng chỉ ở giai đoạn đầu của nó. OCD đặc trưng ở mức độ thấp của một hóa chất trong cơ thể gọi là serotonin. Các loại thuốc như Prozac hoạt động bằng cách giữ serotonin ở trong não lâu hơn bình thường, vì vậy nó có thể ngăn chặn cảm xúc lãng mạn (romantic feeling). Điều này cũng có nghĩa là người dùng thuốc chống trầm cảm có thể gây nguy hiểm cho khả năng yêu đương của họ. Nhưng một khi tình yêu lãng mạn bắt đầu một cách nghiêm túc, nó là một trong những động lực mạnh nhất trên trái đất. Tiến sĩ Fisher cho biết nó mạnh hơn cơn đói. Cung câp một lượng serotonin nhỏ sẽ không thể kiềm chế được nó.



Nhưng tình yêu lãng mạn là không ổn định - không phải là một nền tảng tốt cho việc nuôi dưỡng con cái. Chính giai đoạn cuối cùng của tình yêu, sự gắn bó dài hạn, khiến cha mẹ hợp tác trong nuôi dạy con cái. Trạng thái này, tiến sĩ Fisher cho biết được đặc trưng bởi cảm giác bình tĩnh , an ninh, thoải mái xã hội và hòa nhập cảm xúc.



- Bởi vì ba cơ chế đó độc lập nên chúng có thể hoạt động cùng một lúc - với kết quả nguy hiểm. Như Tiến sĩ Fisher giải thích, "Bạn có thể cảm nhận sự gắn bó thật sâu đậm với người phối ngẫu dài hạn, trong khi bạn vừa có thể cảm nhận tình yêu lãng mạn đối với một người khác! Có khi bạn cảm thấy ham muốn tình dục ngoài cả hai đối tượng kể trên! Tính độc lập này có nghĩa là con người có thể yêu nhiều hơn hơn một bạn tình tại cùng một thời điểm và tình huống dẫn đến ghen tuông, ngoại tình và ly hôn – Khả năng này cũng đến sự phóng túng và chế độ đa thê, với khả năng có thêm con ngoại hôn. Hành vi này góp phần lợi ích cho tương lai về mặt di truyền'. Như Tiến sĩ Fisher nhận xét, "Chúng ta đã không được thiết kế để được hạnh phúc nhưng được thiết kế để sinh sản và truyền giống"



Các giai đoạn của tình yêu khác nhau đôi chút giữa hai giới. Ví dụ Ham muốn được đánh thức dễ dàng hơn ở nam giới bằng cách kích thích thị giác hơn là trường hợp cho phụ nữ. Đây có lẽ là lý do tại sao sản phẩm khiêu dâm thị giác là phổ biến hơn với người đàn ông.

Và mặc dù cả đàn ông và đàn bà bày tỏ tình yêu lãng mạn với cường độ giống như nhau, và đều thu hút bạn tình ở các điểm chung như tin cậy, tốt bụng, khỏe mạnh, thông minh trình độ học vấn, lại có một số khác biệt đáng chú ý giữa lựa chọn của đàn ông và của đàn bà. Những người đàn ông luôn bị thu hút bởi tuổi trẻ và nhan sắc của đàn bà, trong khi đàn bà bị thu hút bởi tiền bạc, giáo dục và chức vị của đàn ông. Khi một người đàn ông già, xấu xí đi ra phố tay trong tay với một người nữ trẻ đẹp, hầu hết mọi người cho rằng người đàn ông là kẻ đang giàu có và quyền lực.


Những điều ngốc nghếch



Tất nhiên, tình yêu không phải chỉ là gen. Yếu tố văn hóa và xã hội, và sự học tập, cũng đóng vai trò lớn. Yêu ai và yêu như thế nào trong quá khứ chính là yếu tố quyết định quan trọng để anh ấy hoặc cô ấy có khả năng để rơi lại vào tình yêu tại bất kỳ thời điểm nào trong tương lai là . Điều này là do động vật - bao gồm cả loài người - học hỏi từ trải nghiệm tình dục và xã hội của họ. Kích thích xảy ra một cách rất tự nhiên. Nhưng để thành công lâu dài trong việc kết đôi, đòi hỏi một sự thay đổi, bắt đầu từ lúc còn ngây thơ về tình trạng này, đến lúc hiểu biết chính xác về các yếu tố dẫn đến sự kích thích do những phần thưởng do quan hệ tình dục, tình yêu và sự gắn bó đem lại. Đối với một số người, điều này có thể liên quan đến hoa, sô cô la và những lời ngọt ngào. Dĩ nhiên những điều này được học từ trải nghiệm cuộc sống.



Nếu con người bị quy định bởi những trải nghiệm của họ, điều này có thể giải thích tại sao một số người có xu hướng lập lại các hẹn hò cùng một " kiểu" của bạn tình nhiều lần . Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng, con người đã phát triển một "bản đồ tình yêu" khi trưởng thành. Đó là một kế hoạch có chứa nhiều điều mà ta đã học, đã biết được là rất hấp dẫn. Bảng điểm “bên trong” này là một cái gì đó mà mọi người sử dụng để đánh giá sự phù hợp đối với bạn tình. Ý tưởng cho rằng con người được sinh ra vốn đã có một mẫu cụ thể về người bạn đời " phù hợp với khát vọng của mình… là sai! Nghiên cứu về sự lựa chọn bạn tình, bằng các cặp song sinh giống hệt nhau, cho thấy rằng sự phát triển của bản đồ tình yêu cần có thời gian, và có tính ngẫu nhiên.



Công trình nghiên cứu trên những con chuột, bởi các nhà nghiên cứu như Tiến sĩ Pfaus, tự hỏi liệu mẫu của các tính năng tìm thấy hấp dẫn bởi một cá nhân được hình thành trong một giai đoạn quan trọng của sự phát triển hành vi tính dục. Ông nói rằng ngay cả ở loài động vật không thích kết đôi, chẳng hạn như chuột nhà, các tính cách này có thể được định hình qua trải nghiệm về phần thưởng thụ hưởng từ hoạt động tình dục. Chuột nhà có thể nhờ trải nghiệm mà trở nên thích một mẫu bạn tình đặc biệt nào đó - ví dụ bằng cách liên tưởng so sánh các phần thưởng tình dục do một vài dấu hiệu chỉ dẫn nào đó, chẳng hạn như mùi chanh thơm của bạn tình khác giới. Những nghiên cứu này có thể giúp sự hiểu biết về sở thích tình dục không bình thường. Ví dụ bệnh sùng bái (fetishism) của con người là bệnh luôn phát triển rất sớm, và hầu như không thể thay đổi được. Các người sùng bái kết nối các vật thể như chân, giày dép, đồ chơi nhồi bông và thậm chí cả bóng bay…tức những thứ có mối liên hệ hình ảnh với kinh nghiệm tình dục thời ấu thơ, nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục .



Như vậy, tình yêu với tất cả vinh quang của nó, thực sự chỉ là một trạng thái hóa học có nguồn gốc di truyền và do môi trường xung quanh tạo ra! Nhưng tất cả các nghiên cứu này lại dẫn đến những câu hỏi khác. Nếu các nhà khoa học có thể làm cho một con chuột dễ hòa nhập (dễ kết đôi) hơn, thì ta có thể tạo ra một con người dễ hòa nhập (kết đôi) hơn không? Và một người yêu nhiều là gì ? Một vài người thậm chí còn nghĩ rằng sẽ có ngày "công nghệ của thiên đường"  sẽ giúp xóa bỏ những “chất sinh học tạo ra đau khổ” của con người! Chẳng phải đây là một ý tưởng rất tuyệt vời.




Và thời gian trôi qua




Tiến bộ trong việc dự đoán kết quả của mối quan hệ, và thông tin về nguồn gốc di truyền của lòng trung thành, cũng có thể làm cho việc đề nghị kết hôn giống như nộp đơn việc - với kiểm tra y tế, di truyền và tâm lý. Nếu các dự đoán đó là đủ tin cậy thì công ty bảo hiểm sẽ có trả tiền khi bạn ly hôn? Và khi máy quét não (scanners) trở nên rẻ hơn, phổ biến rộng rãi hơn, thì từ là một công cụ nghiên cứu nó trở thành công cụ có thể sử dụng để xác định tình yêu của từng con người có bản chất như thế nào? Có thể nào trong tương lai sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi như : Người phối ngẫu của bạn thực sự yêu bạn hay không ? Hoặc chồng của bạn còn giữ nguyên ham muốn sau khi góp gạo nấu cơm chung ?

Về vấn đề thuốc. Bỏ qua sự cổ vũ của Tiến sĩ Fisher, có thể nào thuốc cũng giúp mọi người có được tình yêu, hoặc thuốc có thể sửa chữa các mối quan hệ bị phá vỡ? Có lẽ là không!. Tiến sĩ Pfaus nói rằng những loại thuốc này có thể tăng cường một phần nào đó của "trải nghiệm tình yêu" nhưng nhanh chóng mất tính hiệu quả vì tính chất đặc biệt của vấn đề. Và nếu một cặp vợ chồng chia tay với tình yêu, thuốc sẽ chẳng có khả năng giúp được gì cả. Tiến sĩ Fisher cũng không tin rằng bộ não có thể khắc phục cảm giác chán chường đối với ai đó - ngay cả tiêm với số lượng rất lớn của dopamine.để giải quyết khó khăn giữa hai vợ chồng! Tuy nhiên, bà tiến sĩ ấy nghĩ rằng sử dụng serotonin có thể giúp ai đó vượt qua một mối tình tệ bạc trong thời gian nhanh hơn. Bà cũng cho thấy các loại thuốc có thể lừa bộ não, để ta vẫn còn cảm thấy tình yêu lãng mạn, trong một mối quan hệ lâu dài, bằng cách tạo nên những điều mới lạ cho lứa đôi. Bất kỳ hoạt động nào kích thích cũng đều làm tăng mức độ dopamine, và do đó có thể gây ra cảm giác lãng mạn, như một tác dụng phụ. Đây là lý do tại sao ngày nghỉ lễ có thể khôi phục lại được niềm đam mê. Vẫn luôn biết rằng tình yêu lãng mạn chỉ là một loại đặc biệt của chất hóa học. Các nhà khoa học đang bắt đầu cho thấy thế nào sự thật.

Nguồn:  http://www.economist.com/node/2424049
Người dịch: Phạm Doãn